Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một trong những ngành nổi bật tại Trường Đại học Lương Thế Vinh và được xem là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nhiều năm qua.
Đại học Lương Thế Vinh là một trong những đơn vị đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông uy tín tại khu vực miền Bắc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những ưu thế khi đăng ký học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại trường Đại học Lương Thế Vinh.
Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Hiện nay, giao thông đường bộ và cơ sở hạ tầng (đường, cầu,…) là một trong những thành phần cốt yếu của nền kinh tế một quốc gia. Đây cũng là một trong những thước đo, tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển, tốc độ tăng trưởng về kinh tế – xã hội, hay chính trị của quốc gia đó.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học đào tạo thiết kế, quản lý và thực hiện thi công các công trình giao thông phục vục đời sống như: đường bộ, đường cao tốc, đường hầm, cầu, sân bay, cảng, đường sắt,… cũng như tất cả các dự án công trình về lĩnh vực xây dựng chung.
Ưu điểm khi học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Trường Đại học Lương Thế Vinh
Ở trường Đại học Lương Thế Vinh, ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình Giao thông trực thuộc quản lý bởi Khoa công trình. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa đều là những Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – LTVU sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản; kiến thức chuyên môn kỹ thuật; kỹ năng lập kế hoạch; thiết kế, thi công, và quản lý công trình, vận hành khai thác các dự án xây dựng công trình ngầm, cầu, đường ô tô, đường sắt, sân bay. Đội ngũ giảng viên luôn theo sát và hướng dẫn các bạn từ giảng đường tới công trường.
Khoa Công trình – Đại học Lương Thế Vinh có mối quan hệ liên kết hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đây là một ưu thế và cũng là tiền đề tạo điều kiện cho sinh viên khoa trong việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, môi trường thực tập thực tế, hoặc công việc trong tương lai.
Ngoài những ưu điểm về giảng viên và kiến thức chuyên môn thì sinh viên LTVU cũng “dễ thở” hơn sinh viên của những trường đại học khác về chi phí học tập và sinh hoạt bởi:
– Nhà trường luôn xây dựng mức học phí thấp nhất để tất cả thí sinh yêu thích ngành nghề Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đều có cơ hội học tập tại trường. Ngoài ra, Nhà trường còn có nhiều chính sách miễn giảm học phí, tặng học bổng cho sinh viên theo học tại trường.
– Mức chi phí sinh hoạt, ăn ở tại làng sinh viên thành phố Nam Định cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nơi như Hà Nội, TPHCM … Ví dụ tại Hà Nội, chi phí thuê 1 phòng trọ ít nhất từ 1.8 – 2 triệu/ tháng, tuy nhiên tại Thành phố Nam Định chỉ cần bỏ ra 5 – 6 trăm nghìn đồng / tháng bạn đã có một phòng trọ ưng ý. Đặc biệt Nhà trường còn có KTX hỗ trợ sinh viên với mức giá chỉ 80.000đ/ tháng/ sinh viên.
– Với mức học phí thấp nhưng cơ sở vật chất của Nhà trường vẫn thuộc hàng top đầu của các trường đại học khu vực miền Bắc, từ các phòng thực hành tới giảng đường, thư viện…. và đặc biệt không thể thiếu sân thể thao đạt chuẩn, căng tin xịn xò.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với thị trường việc làm rộng mở và không bị giới hạn ở phạm vi trong nước: Tất cả các kỹ sư sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp xây dựng trong các lĩnh vực như: Hạ tầng kỹ thuật, Địa kỹ thuật, Cầu đường, Xây dựng dân dụng… với mức thu nhập khá ổn định. Đặc biệt, các kỹ sư Công trình Giao thông có cơ hội được “thử lửa” tại nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar… rất rộng mở.
Ngoài ra, các bạn có thể làm ở một số vị trí:
– Cán bộ nghiên cứu/ quản lý/ kỹ thuật, đồng thời có khả năng trong việc phối hợp thiết kế hay quản lý, khảo sát, thi công, nghiên cứu những dự án trong lĩnh vực về công trình giao thông;
– Chủ nhiệm các đồ án thiết kế hay quản lý trưởng ở các công trường, Trưởng Ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực công trình giao thông;
– Nhân viên/ Quản lý/ Giám đốc ở Công ty về tư vấn lập các dự án, thiết kế, thi công các dự án xây dựng; Ban khai thác và quản lý công trình, giao thông.
– Làm việc tại các doanh nghiệp (NHẬT BẢN, PHÁP, HÀN QUỐC,…); các tổ chức nước ngoài (JICA, IRAQ, WORLD BANK) có hoạt động liên quan về lĩnh vực xây dựng.
– Tham gia giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, các bộ môn liên quan về xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Qua bài chia sẻ trên, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có thể được xét vào là một ngành học đang được theo đuổi và đầu tư. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích tới các bạn tân sinh viên trong tương lai.